Những người chấp nhận làm việc lương ba cọc ba đồng

Thứ sáu - 30/07/2021 02:01
Tại sao họ lại phải chấp nhận làm công, lương không cao mà không đi khởi nghiệp để có cuộc sống tốt đẹp hơn?
Những người chấp nhận làm việc lương ba cọc ba đồng
Làm doanh nhân và làm công ăn lương là 2 cuộc sống hoàn toàn khác nhau. Hầu hết các doanh nhân đều hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình. Để có được điều đó, họ hết sức nỗ lực để cải thiện kinh tế, thu nhập, tạo dựng cơ ngơi cho mình và con cái. Họ luôn hy vọng có thể quản lý và kiểm soát cuộc sống của mình một cách tốt nhất.

Thế nhưng bên cạnh đó, vẫn có nhiều người cả đời chấp nhận làm công ăn lương. Họ đi làm đúng giờ mỗi ngày, nhận một khoản lương cố định mỗi tháng. Có những công việc đòi hỏi họ phải làm hơn 10 giờ/ngày, làm thêm giờ, thức đêm, thậm chí là kiệt sức nhưng lương lại không cao. Tại sao họ lại phải chấp nhận làm công, lương không cao mà không đi kinh doanh, có cuộc sống tốt đẹp hơn?

Thực ra có 3 tư duy dẫn tới quyết định này của họ:

1. Sợ rủi ro, sợ thất bại

Nguyên nhân khiến nhiều người thích làm công ăn lương hơn là tự mình khởi nghiệp là bởi một khi đã đi theo con đường này sẽ gặp rất nhiều rủi ro, không có lương cố định mỗi tháng, dù có làm thêm giờ cũng chưa chắc có nhiều tiền hơn. Gặp may thì phát tài, xui rủi thì mất hết. Đó là những rủi ro mà ai khởi nghiệp cũng có thể gặp phải.

Những người như thế, họ sợ thất bại, sợ mất tiền. Thế nên tiền kiếm được bao nhiêu, họ sẽ gửi tiết kiệm chứ không mạo hiểm mang đi đầu tư. Họ chấp nhận làm lương đủ sống để tránh gặp rủi ro, thất bại mà kinh doanh có thể mang đến.

2. Sợ gia đình khó khăn, không dám tùy ý quyết định

Gia đình khó khăn, chỉ có 1 người đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Do đó nếu chọn khởi nghiệp thì có thể có rủi ro cho kinh tế gia đình. Nếu bỏ việc làm công ăn lương, đi khởi nghiệp thì đồng nghĩa với việc thu nhập không ổn định, thà đi làm thuê mà ít ra cuộc sống gia đình đảm bảo, kinh tế không bị ảnh hưởng.

Do đó, khi đứng trước lựa chọn nên khởi nghiệp hay tiếp tục làm thuê, họ vẫn chọn một phương án an toàn. Tuy nhiên phải có một sự bứt phá thì mới có thể đưa gia đình mình thoát khỏi cảnh khó khăn. Dĩ nhiên, bạn phải có một khoản tiền dự phòng cho gia đình để phòng trường hợp rủi ro xảy ra.

3. Tư duy hạn chế và thiển cận

Những người có tư duy thiển cận và hạn chế thường thiếu quyết đoán trong việc mình làm. Đôi khi họ bị những nỗi sợ mơ hồ mà từ bỏ đi cơ hội khởi nghiệp. Thấy người khác làm tốt, họ không nghĩ mình cũng sẽ làm được mà lại cảm thấy rằng mình không có khả năng, mình không thể làm tốt như người ta.

Thêm vào đó, họ không dám chấp nhận rủi ro và chỉ muốn một sự an nhàn. Đôi khi họ thấy ghen tị khi người ta kiếm được nhiều tiền nhờ kinh doanh nhưng lại không dám khởi nghiệp, mãi sống trong vùng an toàn của mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Facebook

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây