Lợi thế cạnh tranh bền vững và duy nhất của doanh nghiệp chính là khả năng học tập nhanh hơn đối thủ

Thứ hai - 05/10/2020 05:33
Khả năng học tập của tổ chức ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với những doanh nghiệp muốn sống sót và dẫn đầu.
Lợi thế cạnh tranh bền vững và duy nhất của doanh nghiệp chính là khả năng học tập nhanh hơn đối thủ
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên có tốc độ biến đổi chóng mặt, sự phát triển của công nghệ và các mô hình kinh doanh thời đại mới đã làm đảo lộn những trật tự được hình thành từ nhiều thập kỷ qua. Theo con số được thống kê tại Mỹ: Chỉ có 12% công ty trong danh sách Fortune 500 từ năm 1995 còn hoạt động. Chỉ trong năm ngoái, 26% công ty không còn hiện diện trong danh sách này.
 
Sự “ra đi” của những thương hiệu tưởng như tồn tại mãi với thời gian - Toy R Us, Nokia, Kodak, Yahoo,…là bằng chứng sống cho việc doanh nghiệp chậm học hỏi, thích nghi và thay đổi. Khả năng học tập của tổ chức ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với những doanh nghiệp muốn sống sót và dẫn đầu.
 
Peter Senge – nhà sáng lập kiêm giám đốc Trung tâm học tập tổ chức của trường quản lý MIT's Sloan, tác giả cuốn sách “Nguyên lý thứ 5” từng chia sẻ: “Trong dài hạn, lợi thế cạnh tranh bền vững và duy nhất của doanh nghiệp chính là khả năng học tập nhanh hơn đối thủ cạnh tranh.”
 
Năng lực học tập của tổ chức là yếu tố sống còn
 
Thứ nhất là bài toán của thị trường với nhiều thách thức và những biến đổi chóng mặt. Công nghệ thay đổi từng giờ, thị trường nhiều biến động, đối thủ cạnh tranh cũng ngày càng nhiều, nếu chúng ta không theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội thì chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau.
 
Bài toán thứ 2 liên quan đến bài toán tăng trưởng và nâng cao hiệu suất. Nếu mục tiêu của chúng ta là tăng trưởng doanh thu, hoặc là mở rộng thị trường, hoặc tập trung vào sản phẩm, thì việc đào tạo để mỗi cá nhân có thể đi chung với mục tiêu của doanh nghiệp là điều quan trọng, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
 
Bài toán thứ 3 là bài toán về phát triển con người và giữ chân nhân sự. Mỗi một nhân viên khi làm việc trong một tổ chức, nhu cầu của họ chính là được phát triển bản thân đi kèm với một lộ trình thăng tiến rõ ràng. Định hướng sự nghiệp của các bạn ấy phải đi kèm với một chương trình đào tạo được thiết kế hiệu quả, cùng những kỹ năng tương ứng ở mỗi vị trí, để có thể đáp ứng được tiêu chí mà doanh nghiệp đề ra. Lúc này việc học tập không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị trường mà còn để giữ chân nhân tài và giúp các bạn ấy nâng cao năng lực cạnh tranh của chính bản thân trong tổ chức đang làm việc và trong xã hội.
 
Những sai lầm gặp phải và nguyên tắc xây dựng “Văn hóa học tập hiệu quả”
 
Tuy nhiên, hiện nay đa phần chúng ta vẫn đang tập trung vào những chỉ số không phản ánh đúng kết quả và chất lượng của việc học tập. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn chú trọng vào số giờ học tập, số lượng khóa học và số người tham gia. Nhưng thực tế văn hóa học tập đang có sự dịch chuyển dần từ: “Văn hóa học tập chú trọng vào việc tham gia” sang “Văn hóa học tập chú trọng vào sự hiệu quả”.
 
Việc nâng cao số lượng khóa học thậm chí là số giờ học tập, thực tế không đem lại hiệu quả trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh. Tập trung vào dạy các kỹ năng kiến thức cho nhân viên cũng không thể theo kịp sự thay đổi của thị trường. Khuyến khích nhân viên học tập vì nhu cầu cá nhân thì chưa đủ để tạo ra sự gắn kết với mục tiêu chung của doanh nghiệp
 
Văn hóa học tập chú trọng vào sự hiệu quả phải tạo ra những khóa học phù hợp với chiến lược kinh doanh, tập trung dạy cách thức học, phương pháp học để nhân viên có khả năng tự lĩnh hội tri thức mới, đặc biệt phải xây dựng văn hóa học tập vì mục tiêu chung của tổ chức và lan tỏa văn hóa ấy ngày một sâu rộng hơn trong nội bộ.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Facebook

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây