Hàng triệu người thuộc tầng lớp trung lưu tại Đông Nam Á sẽ rơi vào cảnh nghèo đói trong năm nay

Thứ tư - 07/10/2020 23:32
Khi đại dịch Covid-19 khiến các nền kinh tế trên toàn thế giới chao đảo, khu vực Đông Nam Á sẽ xuất hiện nhóm "người nghèo mới". Điều này gây ra một trở ngại lớn đối với khu vực từng chứng kiến tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ.
Hàng triệu người thuộc tầng lớp trung lưu tại Đông Nam Á sẽ rơi vào cảnh nghèo đói trong năm nay
Tình trạng mất việc làm đang cản trở sự bùng nổ mà Đông Nam Á đã trải qua trong những năm gần đây, khi các nền kinh tế có thể phải mất nhiều năm để hồi phục hoàn toàn.
 
Một cuộc khảo sát do WB và các cơ quan địa phương công bố vào ngày 6/10 cho thấy, tại Philippines – quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất Đông Nam Á, gần 1 nửa số doanh nghiệp đã đóng cửa đều không chắc khi nào họ có thể mở cửa trở lại.
 
Trong bối cảnh mức thu nhập của người lao động trên toàn thế giới đều sụt giảm, ảnh hưởng của đại dịch lại đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực mới nổi tại Đông Nam Á. Tại đây, làn sóng mất việc, cùng mạng lưới an sinh xã hội kém đồng nghĩa với việc hàng triệu người có nguy cơ bị tụt hạng trong "bậc thang" dịch chuyển xã hội. Ramesh Subramaniam – Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khu vực Đông Nam Á, cho biết khu vực này có thể đứng thứ sau tiểu lục địa Ấn Độ trong bảng xếp hạng về số lượng người nghèo mới tại châu Á trong năm nay.
 
Theo Priyanka Kishore – kinh tế gia tại Oxford Economics, việc nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, các vụ phá sản gia tăng và các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường việc làm. Bà cho hay: "Nhìn chung, những yếu tố này cho thấy sự hồi phục sẽ diễn ra trong thời gian dài. Chúng tôi ước tính GDP của Đông Nam Á thấp hơn 2% so với mức trước Covid-19 kể cả vào năm 2022."
 
Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới thuộc Đại học Liên Hợp Quốc (DER), có tới 347,4 triệu người tại châu Á-Thái Bình Dương có thể rơi vào dạng nghèo, với thu nhập dưới 5,5 USD/ngày do đại dịch. Con số này chiếm khoảng 2/3 dự báo số người nghèo trên toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh dự báo của WB về số người nghèo tăng mạnh lần đầu tiên trong hơn 2 thập kỷ.
 
Mức độ suy thoái ở 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là rất nghiêm trọng, đặc biệt là trong quý II. Theo số liệu do Bloomberg tổng hợp, GDP của Indonesia giảm 5,3%, Malaysia giảm 17,1%, Philippines giảm 16,5%, Singapore giảm 13,3% và Thái Lan giảm 12,2%. Điểm sáng duy nhất là Việt Nam, khi là một trong số ít quốc gia là người chiến thắng trong thương chiến Mỹ-Trung, đạt mức tăng trưởng dương. HSBC nhận định, đà sụt giảm tại khu vực này có thể kéo dài đến đầu năm sau, trong bối cảnh ngành sản xuất và du lịch suy yếu.
 
Trải qua những biến động chính trị, khủng hoảng tài chính và thiên tai, Đông Nam Á từ trước vốn đã đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, không như những sự kiện trước đây đã đẩy triệu người vào cảnh thất nghiệp và nghèo đói, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, thời điểm này thậm chí không có thị trường lao động hoặc xuất khẩu nào hoạt động.
 
Điều này báo hiệu cho tình trạng khó khăn về tài chính kéo dài tại Đông Nam Á. Subramaniam dự báo việc thu nhập sụt giảm và số người nghèo gia tăng sẽ kéo tụt đà hồi phục của nền kinh tế từ 2 đến 3 năm. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính rằng thời gian làm việc tương đương với ít nhất 48 triệu công việc toàn thời gian đã biến mất tại khu vực này trong quý II.
 
5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã chi hàng tỷ USD để hỗ trợ người lao động ứng phó với tác động của dịch bệnh. Christian Viegelahn – kinh tế gia tại ILO, cho biết dù các chính phủ (trừ Singapore) đã nỗ lực, đưa ra các biện pháp như trợ cấp thất nghiệp thì dường như kết quả vẫn không khả quan như mong đợi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Facebook

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây