Dũng khí của người quân tử chân chính đó là biết sửa sai

Thứ sáu - 15/04/2022 23:09
Sửa chữa sai lầm của bản thân là giáo dưỡng đạo đức mà người xưa vô cùng coi trọng.
Dũng khí của người quân tử chân chính đó là biết sửa sai
Biết sai cần lập tức cải sửa, không nhân nhượng

Cổ nhân dạy “Kiến thiện tắc thiên, hữu quá tắc cải”, đại ý là gặp người tốt việc tốt thì cố gắng học tập theo, có lỗi lầm thì lập tức sửa chữa. Kỳ thực trong cuộc đời, một người không có khả năng không phạm phải sai lầm, điều quan trọng nhất chính là có thể kịp thời cải sửa. Có câu chuyện như sau:

Xưa kia có một người, mỗi ngày đều ăn trộm của nhà hàng xóm một con gà. Có người biết đã nói với ông ta rằng: “Đây không phải hành vi của người đứng đắn.”

Người này lại nói: “Tôi đang từ từ sửa chữa thói quen ăn trộm của mình. Trước đây, mỗi ngày tôi ăn trộm một con, bây giờ mỗi tháng ăn trộm một con thôi. Đợi đến sang năm, tôi sẽ không lại ăn trộm nữa.”

Tự mình biết điều bản thân làm là sai trái nhưng lại không nhanh chóng kịp thời sửa chữa mà đợi đến sang năm. Đây quả thật là sai tiếp nối sai. Nếu một khi đã nhận ra sai lầm của mình, nên kiên quyết sửa chữa, quyết không thể nhân nhượng, phóng túng. Làm người phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân, thấy cái hay cái tốt thì phải học theo, nhận ra sai lầm thì phải lập tức sửa chữa. Đây mới thực sự là cái tâm ngay chính, là đạo tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Cổ nhân coi trọng người biết sửa sai

Cổ nhân cho rằng, dù là bậc thánh hiền đi nữa thì cũng khó có thể không mắc lỗi lầm. Điều quan trọng nhất là biết sai mà dũng cảm sửa chữa. Người biết sai mà dũng cảm sửa chữa là người đáng trân quý.

Có câu “Nhân thùy vô quá. Quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên”, tức là con người không ai là không có lỗi lầm, có lỗi mà có thể sửa thì chẳng gì tốt đẹp bằng. Có lỗi mà không muốn sửa thì chính là phạm thêm một tầng sai lầm trầm trọng. Đúng như câu “Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ”, đã sai mà không chịu sửa, vậy mới gọi là sai.

“Cải sửa” là tích cực tu chỉnh lại hành vi sai trái của bản thân cho nên là rất đáng được khen ngợi. Vui mừng được nghe lời góp ý của mọi người! Người có tâm muốn cải sửa lỗi lầm thì nên giống như thế. Một người chỉ có dũng cảm sửa sai mới có thể không ngừng tu chỉnh lời nói và hành vi của bản thân mình, cuối cùng trở thành một người có đạo đức cao thượng.

Con người khó tránh khỏi phạm phải lỗi lầm, nhất là lỗi của người quân tử thì càng giống như nhật thực, nguyệt thực, người khác dễ dàng thấy rõ. Đối với khuyết điểm, sai trái của bản thân mà người quân tử có thể sửa chữa được thì mọi người vẫn sẽ ngưỡng mộ họ như trước. Một người nếu biết sai trái mà không sửa, còn cố tình che giấu thì không chỉ không bảo vệ được sự tôn nghiêm của bản thân, mà còn khiến người khác xem thường.

Nên làm gì ?

Học cách tha thứ cho bản thân.

Nếu cảm giác tội lỗi ám ảnh bạn không thôi, hãy làm theo những bước sau để chấm dứt tình trạng này. Đầu tiên, liệt kê những gì bạn cho rằng đó là lỗi lầm của bản thân. Đó có thể là những phát biểu “ngớ ngẩn”, hành động đùa nghịch quá trớn với anh / chị / em thời thơ ấu, hoặc các thói quen không được tốt lắm khiến cho những người thân bị phiền lòng. Và tự hỏi, làm thế nào mình có thể tha thứ cho chính mình?

Một số gợi ý: nguyện cầu, viết thư xin lỗi, đi gặp và nói lời xin lỗi trực tiếp (dù đây có thể là lần thứ…n), đóng góp cho quỹ từ thiện… Phần đông sẽ chọn xin lỗi. Sau đó, làm bất cứ điều gì cho thấy bạn thật lòng hối hận và muốn chuộc lại lỗi lầm; sau cùng, tự tha thứ cho chính bạn. Bạn sẽ cảm thấy rất kinh ngạc trước sự thanh thản trong lòng do những gì đã làm đem lại.

Đặt ra Quy tắc - không - lỗi lầm cho một số hoạt động cần thiết của bản thân.

Thường thì phụ nữ sẽ cần đến quy tắc này hơn do họ bị áp đặt lên đầu đủ mọi “tiêu chuẩn” để là một người vợ, người mẹ tốt. Hãy biết tự nhủ rằng những gì bạn sẽ làm, ví dụ như nghỉ ngơi khi công việc quá căng thẳng, tham gia các câu lạc bộ thể dục hay thiền để cải thiện sức khỏe... là cần thiết để bạn có thể tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ người vợ, người mẹ tốt. Một chút “ích kỷ” như vậy chỉ có lợi cho bạn và những ai liên quan hơn mà thôi.

Sửa chữa lỗi lầm bằng hành động cụ thể hơn là chỉ vấn vương trong lòng và bằng lời đơn thuần.

Đây là yếu tố cốt lõi để phân biệt sự hối hận thực tâm hay là chỉ làm màu. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến một thực tế rằng với người thân trong gia đình, chúng ta thường có khuynh hướng xuê xoa hơn trong việc chứng tỏ sự hối lỗi do suy nghĩ “người nhà cả mà”.

Hỏi bản thân thực sự lỗi lầm bạn đang ray rứt là gì.

Cũng như gợi ý số 2, bạn cần dành ra thời gian để phân tích xem lý do nào thật sự nằm dưới lỗi lầm của bạn và liệu nó có đáng để ray rứt hay không, hay là bạn đã để sự việc đè nặng trong tâm trí một cách không đáng dù bạn đã hành động đúng vì quyền lợi chính đáng của bản thân.

Ngoài ra bạn nên biết rằng, cảm giác có lỗi không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc bạn đã làm điều thật sự đáng lên án. Ví dụ như bạn sẽ có cảm giác day dứt, không hài lòng về bản thân nếu ngày nào đó chợt chọn thú vui nằm nhà đọc sách thay vì ngồi tán gẫu cùng đám bạn nơi quán xá như thường lệ. Nhưng sự thật là trong trường hợp này bạn đã biết cách đặt ra giới hạn cần có cho quan hệ bè bạn và biết dành riêng cho mình khoảng thời gian nên được tôn trọng bởi bất cứ ai. Hãy tự tin lên trong những trường hợp đại loại như vậy.

Ngừng ngay câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”và thay bằng câu hỏi: “Tôi phải làm gì bây giờ?”

Hãy tập suy nghĩ theo nhiều hướng, đừng quá câu nệ vào một việc bạn đã làm và biết chắc không thể nào thay đổi được kết quả của nó nữa; và tập trung vào hiện tại - những gì bạn sẽ và cần làm để gột rửa suy nghĩ xấu của mọi người về hành động đã qua…

Trò chuyện cùng bạn bè, người thân, những người có thể giúp bạn nhớ chính xác nguyên do tại sao có những hành động mà bạn đang coi như lỗi lầm nghiêm trọng.

Thường trí nhớ của chúng ta không thật chính xác lắm, nhất là trong trường hợp thuộc mẫu người đa cảm, chúng ta sẽ có xu hướng thổi phồng mọi lỗi lầm của mình lên so với thực tế. Do đó hãy tâm sự cùng ai thân thiết gần gũi nhất về những gì bạn đang bị ám ảnh, và họ sẽ giúp bạn phân tích chính xác, vô tư hơn đâu là điểm bạn cần ăn năn và đâu là điểm nên cho “qua cầu gió bay” luôn.

Tránh thói quen xỉ vả và tìm nơi để gán tội.

Vì một lý do nào đó chúng ta luôn cảm thấy thôi thúc phải tìm nơi để hứng chịu những chỉ trích, xỉ vả (buồn thay, bản thân chúng ta thường là đích ngắm trước tiên) cho mọi sai lầm dù lớn, vừa hay nhỏ tí như cái kim. Tuy vậy, đây lại là hướng tiếp cận đầy tiêu cực khi chúng ta đang sống trong một thế giới lắm phức tạp. Hãy tha thứ nhiều hơn và ghi nhận rằng mọi việc vẫn thường xảy ra tình cờ trong một khoảnh khắc nào đấy mà chẳng ai biết trước hay mong muốn, và như vậy sẽ chẳng có ai thật sự đáng để bị xỉ vả cả.

Tìm kiếm những điểm tốt của bản thân.

Phần đông chúng ta thường nghiêm khắc với bản thân trong những sai phạm nhưng lại không thừa nhận hoặc không nhận thức đúng đắn những mặt tốt của chính mình. Các ám ảnh sai phạm sẽ giảm đi rất nhiều nếu bạn dám nhìn nhận bản thân với cả mặt tốt lẫn xấu, nói cách khác là bạn dám tự tin vào những gì bạn có, và bạn là ai. Sai lầm là điều ai cũng mắc phải; nhưng cần nhớ mọi thứ đều chỉ là tình cờ trong một kiếp người mong manh, nên một hành động phục thiện cụ thể luôn đáng trân trọng hơn hàng vạn lời nói sám hối hay ăn năn cửa miệng!

 Cách đơn giản để sửa chữa sai lầm trong công việc

Tự giác nhận lỗi

Che giấu sai lầm chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn khi rất có thể những người xung quanh sẽ bị ảnh hưởng bởi những lỗi bạn gây ra. Nên trung thực, xin lỗi và cho họ biết chuyện gì đang xảy ra để cùng khắc phục. Đừng chỉ nhận lỗi suông rồi bỏ đi hay chối bỏ trách nhiệm. Hãy đứng lại và bắt tay ngay vào việc hạn chế thiệt hại.

“Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” - sẽ chẳng ai trách bạn nếu bạn nhận ra và chịu trách nhiệm về sai lầm của bản thân. Sẽ tốt hơn nếu bạn tự sửa chữa. Tuy nhiên, để tránh việc tiếp tục sai sót hoặc bỏ lỡ khiến công sức uổng phí, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết, đừng ôm đồm tất cả về mình.

Tha thứ cho bản thân

Đừng khiến bản thân cảm thấy chán nản, mệt mỏi cùng cực mỗi khi mắc sai lầm. Điều này chỉ làm lãng phí thời gian. Người Nhật từng có câu: “Thất bại bảy lần, đứng dậy lần thứ tám”. Hãy biến thất bại này thành một bài học cuộc sống, và sử dụng nó để giúp bạn làm việc tốt hơn. Thêm vào đó, tự rút kinh nghiệm cho bản thân và tránh sai sót về sau.

Hãy sáng tạo

Sau khi thừa nhận sai lầm, không nên ngồi một chỗ và chờ đợi cấp trên chỉ đạo biện pháp khắc phục. Lập một kế hoạch hành động ngay lập tức bằng cách xác định phương pháp tốt nhất để kiểm soát thiệt hại và thực hiện. “Thất bại là mẹ thành công”, có thể sẽ bị sếp trách mắng nhưng họ sẽ để ý đến bạn nhiều hơn và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của bạn.

Lấy lại niềm tin và bứt phá

Ngay cả khi bạn đã thực hiện đủ 3 điều trên, quan trọng nhất vẫn là lấy lại niềm tin. Bắt đầu ngay, giải quyết hiệu quả và chính xác từ những dự án nhỏ nhất còn tồn đọng trên bàn làm việc. Sau đó, chuyển sang những dự án lớn hơn. “Cần cù bù thông minh”, rồi ông chủ cũng sẽ bị thu hút bởi cách làm việc miệt mài của bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Facebook

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây