VÌ SAO CHA MẸ PHẢI GIÀU CÓ THÌ CON MỚI THÀNH ĐẠT?

Chủ nhật - 08/08/2021 22:08
Nhiều người thường chỉ nhìn vào việc các gia đình giàu để lại cho con cái tiền bạc mà không hề biết rằng họ còn truyền cho thế hệ sau nhiều thứ khác như sự hiểu biết, trải nghiệm, niềm tin, văn hóa... Cha mẹ cần nỗ lực tích lũy vì tương lai của con cái thay vì ngụy biện "con nhà nghèo nhưng nỗ lực sẽ thành công".
VÌ SAO CHA MẸ PHẢI GIÀU CÓ THÌ CON MỚI THÀNH ĐẠT?
"Tôi thấy ngày nay, có rất nhiều bạn trẻ hay nói 'sống chết vì đam mê, làm vì đam mê'... Họ lấy dẫn chứng là chỉ người này, người kia thành công, nổi tiếng. Nhưng thật ra, đằng sau những người thành công từ đam mê, đa số đều có nền móng gia đình khá vững chắc. Còn những người chỉ có đam mê, không có điều kiện kinh tế đủ tốt khi bắt đầu, thường chỉ đi được một thời gian ngắn, những cũng chẳng đến đâu, hoặc phải bỏ đam mê giữa chừng vì chuyện cơm áo gạo tiền, con cái, gia đình...

Thế nên, để thành công, để theo đuổi trọn vẹn đam mê, số người tự thân đạt được rất ít và hiếm hoi so với đa số có xuất phát điểm cao. Người có nền móng tốt, vững vàng thì dù gặp 1.000 lần thất bại, họ sẽ vẫn ổn để chờ đợi và bắt đầu lại lần nữa. Còn những người tự thân đi lên, khi gặp khó khăn, đa số chỉ cần bước sai một lần là cả đời phải hối hận, thậm chí còn ảnh hưởng đến bao nhiêu người xung quanh nữa".

Rất nhiều người cho rằng, con nhà nghèo thường có ý chí học hành tốt hơn và dễ thành công hơn khi bước vào đời. Họ luôn đưa ra các ví dụ về việc nhiều người không có nền tảng giáo dục và điều kiện gia đình tốt trong những năm đầu đời và chỉ dựa vào nỗ lực cá nhân để vươn lên tầng lớp cao hơn trong xã hội. Nhưng thực tế, số lượng những người như vậy không nhiều nếu đem so sánh với những người thành công xuất sắc trong các gia đình giàu có.

Điều này được thể hiện khá rõ ràng trong một nghiên cứu được công bố của một nhóm nghiên cứu độc lập gồm hàng chục tác giả. Đây là kết quả nghiên cứu sau một thời gian dài nỗ lực để mang những phân tích bộ gen vào lĩnh vực khoa học xã hội. Sử dụng một phương pháp mới dựa vào việc phân tích các bộ gen, các nhà kinh tế học phát hiện ra rằng tài năng thiên bẩm mang tính di truyền giữa trẻ em sinh ra trong cả gia đình có thu nhập thấp và thu nhập cao có tỉ lệ ngang bằng nhau. Tuy nhiên, mức độ thành công thì không như vậy.

Trong quá trình khảo sát để thực hiện thí nghiệm cho thấy, chỉ có khoảng 24% số người sinh ra ở gia đình nghèo khó nhưng có khả năng học tập xuất sắc tốt nghiệp đại học. Trong khi đó, 63% những người có khả năng tương tự nhưng sinh ra trong gia đình có nền tảng kinh tế tốt làm được việc này. Bên canh đó, có khoảng 27% những người giàu có học hành bết bát nhưng vẫn tốt nghiệp đại học. Điều này có nghĩa là tỷ lệ tốt nghiệp đại học ở nhóm năng lực kém nhất nhưng giàu có thậm chí còn cao hơn tỷ lệ tốt nghiệp đại học ở nhóm năng lực cao nhất nhưng nghèo khó.

Nếu không có nguồn lực gia đình, thì thậm chí những đứa trẻ thông minh nhất cũng phải đối mặt với những khó khăn. Những khoảng cách thành tích do thu nhập gia đình một phần là do sự khác biệt đáng kể trong việc đầu tư cho con cái giữa nhà giàu và nhà nghèo. Phụ huynh nằm trong top 25% thu nhập cao nhất thường có khả năng có ít nhất 10 cuốn sách trong nhà nhiều gấp đôi so với nhóm 25% phụ huynh có thu nhập thấp nhất. Những bà mẹ giàu có cũng có xu hướng đọc sách cho con nhiều hơn 50% so với những bà mẹ nghèo, cụ thể là từ 3 lần trở lên trong vòng 1 tuần. Ngay cả các thống kê về lượng sách bán ra cũng nói lên nhiều điều. Ngoài ra, trẻ từ 6-7 tuổi ở gia đình giàu có gấp đôi cơ hội đăng ký vào các khoá học hoặc các hoạt động ngoại khoá đặc biệt so với trẻ trong gia đình có thu nhập thấp.

Chúng ta nghĩ rằng khi khó khăn, người ta sẽ có động lực để cố gắng vươn lên, nhưng thực tế không đơn giản như vậy. Khó khăn đôi khi là cánh cửa đóng lại các cơ hội. Tầm nhìn, hiểu biết, giá trị và quan niệm về cuộc sống của cha mẹ và các thành viên gia đình có ảnh hưởng sâu sắc tới thế hệ trẻ. Nhiều người thường chỉ nhìn vào việc các gia đình giàu để lại cho con cái tiền bạc mà không hề biết rằng họ còn truyền cho thế hệ sau nhiều thứ khác như sự hiểu biết, trải nghiệm, niềm tin, văn hóa...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Facebook

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây