Thói quen giúp bạn giàu có hoặc có của ăn của để

Thứ năm - 05/08/2021 00:32
Lĩnh vực bạn chọn, sự thất thường trong khối lượng công việc cũng như sự khác biệt giữa bạn với đối thủ cạnh tranh sẽ có ảnh hưởng đến doanh thu trong một năm của bạn.
Thói quen giúp bạn giàu có hoặc có của ăn của để
Đối với những người làm nghề tự do, hộ kinh doanh nhỏ hoặc công việc phụ thuộc vào nguồn thu từ khách hàng, thu nhập luôn là vấn đề khó lường từ năm này qua năm khác. Thế nhưng, cách chúng ta quản lý cũng như sử dụng tiền bạc là điều mà ai cũng cần phải hết sức cân nhắc. Do đó, bạn phải tìm được một số phương pháp để phân bổ chi tiêu hợp lý, vừa chi trả các khoản phí vừa có thể tiết kiệm dù không có thu nhập ổn định. Nằm lòng những thói quen sau, bạn sẽ không phải trăn trở về vấn đề tài chính khi có nguồn thu nhập thất thường:

Kiểm soát mọi chi phí của bản thân

Hãy nhìn nhận thực tế về việc bạn cần chi bao nhiêu tiền cho chi phí hàng ngày cũng như những việc lặt vặt khác, từ tiền thuê nhà, ăn uống, tiền gas, tiền điện,... và áp dụng điều tương tự cho doanh nghiệp của bạn. Khi thực hiện tính toán, đừng quên tính tới thuế, đặc biệt khi bạn cần phải đóng thuế theo quý. Điều này giúp bạn có thể tránh những khoản phạt do nộp tiền chậm trễ.

Bên cạnh thuế thu nhập, bạn cũng cần phải nộp thuế tự do kinh doanh, cũng như phân bổ số tiền thuế đó cho nhân viên của mình nếu có. Hãy thể tận dụng tối đa những khả năng có thể để giảm thiểu tiền thuế, đồng thời kiểm soát và lưu giữ những hóa đơn khi bạn mua sắm. Bạn là tài sản lớn nhất của chính mình. Nếu không làm việc, bạn sẽ không có gì hết.

Nhìn nhận thực tế về khả năng của mình

Lĩnh vực bạn chọn, sự thất thường trong khối lượng công việc cũng như sự khác biệt giữa bạn với đối thủ cạnh tranh sẽ có ảnh hưởng đến doanh thu trong một năm của bạn. Hãy ước lượng ngưỡng thu nhập thực tế của bạn và lập các dự định chi tiêu thấp hơn ngưỡng đó. Bạn nên có nghề tay trái để tăng thu nhập, đặc biệt là khi bạn mới khởi nghiệp. Hãy sử dụng năng lực của bản thân và tận dụng nó theo những cách hợp lý nhất.

Tạo nguồn tiền dự phòng cho các thời điểm eo hẹp

Hãy cố gắng tiết kiệm tiền trong khoảng từ 6 đến 12 tháng để dự phòng cho những tháng thu nhập không thuận lợi. Nếu có vợ/chồng có thu nhập ổn định, bạn sẽ không cần phải dành dụm hơn 6 tháng. Điều này phù hợp nếu doanh nghiệp của bạn có chi phí chung rất thấp, có nghĩa là bạn ít phải lo lắng về việc sửa chữa thất thường, giá thuê nhà tăng cao hoặc lạm phát giá vật tư.

Quản lý lương có quy củ

Bạn nên phân bổ tiền lương của mình một cách quy củ như cách bạn sắp xếp cho các dự định chi tiêu dù lương của bạn. Việc nghĩ rằng 'Ồ, chi phí lần này khá ít, mình sẽ tiêu một chút' hoặc 'lần này kiếm được nhiều tiền quá, mình sẽ dành dụm để mua nhà' đều rất là dễ dàng.

Dựa trên thu nhập và mục tiêu tài chính của mình, chúng ta nên phân bổ các khoản tiền cho các lĩnh vực quan trọng, ví dụ như X% cho các nhu cầu thiết yếu, như nhà ở và thực phẩm, X% cho thuế và X% cho các mục tiêu tiết kiệm, như đi du lịch, mua nhà hoặc nghỉ hưu. Ngừng việc chỉ tập trung vào số tiền kiếm được. “Nếu bạn phân bổ tài chính được, hãy làm điều đó rồi chú tâm tới việc khác”.

Khoản tiết kiệm khi về già

Bạn nên dành ít nhất 10% đến 20% mỗi khoản tiền lương cho tuổi già. Dù điều này có thể khó thực hiện khi bạn vừa bắt đầu một doanh nghiệp mới, bà Braxton khuyến cáo không nên để hơn một hoặc hai năm trôi qua mà không dành một khoản nào cho cuộc sống sau này. Hai năm là tối đa, đồng thời lưu ý rằng nếu bạn không thể tiết kiệm cho khi về hưu sau thời hạn trên, bạn sẽ cần phải tìm cách để kiếm nhiều tiền hơn.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Dù chưa thu được nhiều lợi nhuận hay đã kiếm được một khoản kha khá từ doanh nghiệp của mình, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến từ chuyên gia lập kế hoạch tài chính và chi phí thuế để lập chiến lược quản lý tiền bạc. Điều này sẽ giúp bạn ổn định tài chính ngay cả khi bạn có nguồn thu nhập thất thường.

Giá trị lớn nhất của sự giàu có là có thể “dùng tiền để sinh ra tiền”, nếu chỉ biết giữ khư khư tiền thì dù là người giàu thì sớm muộn gì cũng trở nên nghèo khó. Vì giá cả hàng hóa mỗi năm mỗi tăng khiến túi tiền ngày càng bị “ăn mòn”, nếu bạn không muốn làm việc cả đời để kiếm tiền, bạn phải học cách sử dụng tài sản của mình để không ngừng tạo ra của cải.

“Dùng tiền sinh tiền” không phải là dồn hết tiền vào kinh doanh, đầu tư mà là sử dụng tài sản của mình một cách hợp lý, khoa học để đạt được mục đích kiếm tiền từ chính tiền của mình. Vậy làm thế nào để tận dụng tiền trong tay một cách hợp lý và khoa học? Thật ra ý tưởng cốt lõi là làm sao để đạt được lợi ích “sau khi thức dậy” - đạt được món lời ngay cả khi bạn đang ngủ.

Phương pháp quản lý tài chính được sử dụng phổ biến nhất trong giới nhà giàu hiện đại là phương pháp “chú thỏ tinh ranh”. Trên thực tế, phương pháp này cũng phù hợp với hầu hết mọi người. Đầu tiên, chia tiền thành ba phần: quỹ khẩn cấp, quỹ bảo toàn vốn và quỹ rủi ro.

Phần quỹ khẩn cấp:

Chiếm 30% tổng tài sản của bạn, phần tiền này chủ yếu được sử dụng cho các khoản phí khẩn cấp; mua các tài sản có tính thanh khoản và an toàn cao nói chung, chẳng hạn như quỹ thị trường tiền tệ.

Phần thứ hai là quỹ bảo toàn vốn:

Chiếm 35% tổng tài sản, phần tiền này là thành lũy cuối cùng của bạn, bạn không được để nó chấp nhận bất cứ rủi ro nào. Số tiền này được dùng để gia tăng giá trị trên cơ sở giữ nguyên vốn gốc, bạn nên gửi vào ngân hàng có kỳ hạn và lãi suất cao.

Phần cuối cùng là quỹ rủi ro:

Chiếm 35% tổng tài sản của bạn, phần tiền này là cốt lõi để thực hiện mục tiêu “tiền đẻ ra tiền”, đồng nghĩa với việc nó phải chịu rủi ro lớn nhất. Bạn nên dùng phần tiền này để kinh doanh, khởi nghiệp, hoặc đầu tư vào cổ phiếu và quỹ.

Quản lý tài chính bằng phương pháp “chú thỏ tinh ranh” này có thể đạt được hai mục tiêu tương đối cuối cùng: an toàn và tự do tài chính. Tất nhiên, tỷ lệ phân bổ này không cố định và có thể được điều chỉnh theo khả năng chấp nhận rủi ro của riêng mỗi người. Hãy kiến tạo những ngày tháng tươi đẹp cho tương lai và sử dụng tiền bạc một cách hợp lý, có như thế công cuộc làm giàu sẽ không còn xa nữa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Facebook

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây