CHỢ NÔNG SẢN - NÔNG SẢN SẠCH - NÔNG SẢN LÀM SẴN - ẨM THỰC TẠI NHÀ
Không coi trọng việc nhỏ thì không bao giờ làm được việc lớn
Thứ năm - 02/12/2021 20:15
Đôi khi nhiều bạn muốn làm những việc to tát, “muốn”, nhưng lại không sẵn sàng làm những việc nhỏ nhặt tốt nhất có thể.
Không để tâm vào những việc nhỏ nhưng lại thích làm việc lớn, nên thường có hai hậu quả sẽ dễ xảy ra:
Một là làm lớn không được, do làm nhỏ chưa tốt, thì làm lớn rất khó thành.
Hai là: do nghĩ lớn, nên chê những việc nhỏ hơn, nên rất khó để bắt đầu. Họ hay nghĩ theo suy nghĩ: đợi... đợi... và lại không chịu bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Nhiều người thích làm thật hoành tráng nhưng chỉ là thích thôi, còn hành động họ lại không chịu bắt tay vô làm, với những lý do như: vốn chưa đủ, chưa có ai hỗ trợ, đang còn làm việc làm công ăn lương ổn định, chưa sẵn sàng để liều lĩnh...
Vì họ nghĩ đến cái khá xa nên họ lại khó bắt đầu,
Chứ nếu thật sự tâm huyết với bán đồ uống, thì cứ bán nhỏ trước, và nếu những vấn đề của một cái việc nhỏ đó: mà mình làm tốt, thì khi nó lớn lên (nó sẽ tự nhiên lớn), mình vẫn có khả năng để làm cái lớn tốt, do lớn hay nhỏ - chỉ khác nhau ở quy mô nhưng vấn đề: bản chất, khó khăn, điểm yếu, điểm mạnh thường bản chất là khá giống nhau.
Nên nếu làm nhỏ, bạn giải quyết được các bài toán về bản chất đó, khi nó lớn lên về quy mô, nhưng bản chất (cái gốc rễ) bạn đã chắc rồi, thì bạn lớn lên sẽ rất vững. Thay vì tìm đủ lý do để trì hoãn với những ước mơ xa xôi, thì hãy bắt đầu từ những việc nhỏ và giải quyết triệt để nó đi:
Giờ chưa mở lớn được, thì làm nhỏ một xe đẩy nhỏ bán cho hàng xóm trước, hoặc đăng bán online... (dĩ nhiên ít nhiều cũng phải có một số lượng nhỏ ủng hộ ban đầu), facebook giờ cho cá nhân đăng quảng cáo hết rồi...
Rồi trong cái làm nhỏ đó, mình bắt đầu giải quyết các vấn đề:
Làm sao để cho ra sản phẩm (kiểu lạ một chút) chất lượng, còn nếu tay nghề mình làm chưa được... thì mô hình nhỏ là cơ hội để mình hoàn chỉnh công thức của mình... vừa bán, vừa thử nghiệm thị trường, để coi họ có chào đón cái vị mình làm hay không, và trong quá trình đó mình cũng thử nghiệm các công thức mới...
Và một cái quan trọng nữa, là mình cũng thử nghiệm CHÍNH MÌNH luôn.
Vì nhiều người, rất nhiều, họ nghĩ là họ thích, họ yêu, đến lúc bắt tay vào làm... phát sinh quá nhiều vấn đề, khó khăn trong thực tế làm (khác hẳn với giấc mơ màu hồng), họ nản, họ chán... cho thấy họ không hẳn là quá đam mê nó như họ nghĩ.
Nên việc thử nghiệm ban đầu, thử cả chính bản thân mình là khá quan trọng, đừng vay tiền gia đình, họ hàng rồi mở cái tiệm cho to... xong dần dần mới nhận ra là mình không hứng thú với nó nữa...
Rồi thử nghiệm sản phẩm, coi thử mình có khả năng làm ra một sản phẩm thật tốt, một ly cà phê thật ngon, một loại trân châu, hay bánh thật đặc biệt... hay không?
Xong giai đoạn sản phẩm, còn phải thử nghiệm coi mình biết marketing (hoặc cùng cộng tác với ai đó - nhỏ thôi nhưng học hỏi lẫn nhau) để cùng nhau đem sản phẩm đó ra cho nhiều người, ngoài cái làng xóm, hay ngoài người thân, họ hàng bạn bè của mình...
Nghe feedback (phản hồi), cải thiện...
Rồi đến khi tăng lên, tăng dần lên, nhưng chậm thôi, xem thử coi khi nhiều khách hàng hơn, mình có quản lý được chất lượng hay không, hay đông lên quá, chất lượng đi xuống... thì đó là vấn đề mình cần giải quyết... Chứ giờ không giải quyết, đến lúc nó quy mô cao lên, rồi chất lượng giảm tỉ lệ nghịch với độ tăng quy mô - lúc đó còn nguy hiểm hơn nữa...
Nên thích gì thì nên tập đi những bước chậm chậm mà chắc, nhưng quan trọng hơn: nó khiến mình bắt đầu được liền (trong ngày mai), chia nhỏ mục tiêu ra (đừng nghĩ cái quá to, quá bự mà lười, hay trì hoãn bắt đầu)... và nó cũng khiến mình thử thách bản thân coi mình có thật sự kiên trì để theo đuổi được những việc nhỏ nhất hay không?
Cái giá của chần chừ chính là mất mát.
Cái giá của thành công chính là đã trải qua nhiều lần thất bại.
Cái giá của sự giàu có chính là kiệt sức, thiếu thốn về tinh thần.
Cái giá của hạnh phúc viên mãn tuổi già chính là bao nhiêu thăng trầm giông bão thời tuổi trẻ…
Cái giá của một người tử tế là chính những thử thách họ phải trả lời suốt đời bằng bản thân.
Thế nên khi quyết định bất cứ điều gì hãy nghĩ đến cái giá phải trả, quyết định xem nó có đáng không, bản thân có trả được không rồi hãy làm.
Quyết định sống lười biếng và thiếu mục tiêu thì có sẵn sàng trả giá với cuộc đời đầy màu sắc, sung túc và năng động sau này của mình không?
Sống hời hợt với mọi người thì có sẵn sàng trả giá với sự trống vắng không?
Lười biếng không học hỏi thì có sẵn sàng trả giá với mức lương thấp kém, vị trí nhỏ bé ở chỗ làm không?
Chần chừ mãi không chịu cố gắng làm việc thì có sẵn sàng trả giá với sự hối hận cắn rứt, nghèo đói mòn kiếp sau này không?
Nếu biết rằng cái gì cũng có cái giá của nó rồi thì khi đã quyết định làm một cái gì đó thì hãy làm hết sức và đừng hối hận.
Vì hàng mua rồi chẳng thế trả lại, người đi rồi sao níu giữ, thời gian trôi qua có lấy lại được đâu? Mỗi người chỉ sống có một lần. Đời này, đừng để hối tiếc mà nói hai chữ giá như.
Chúng tôi trên mạng xã hội